You are not connected. Please login or register

Chia sẻ

  

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down   Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Posts : 21

Like : 0

Join date : 21/12/2008

khanhathuy

khanhathuy

Thành viên mới

pet

Bài gửiTiêu đề: 40 cau nua ne 40 cau nua ne EmptySun Dec 21, 2008 4:02 pm1


Đề số 7
Câu 1 : Những trường hợp nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo :
(1) aminoaxit C4H9NO2 (2) amin C3H9N (3) ancol C4H10O
(4) Este C4H8O2 (5) Este mạch hở C5H8O2 (6) axit C5H10O2
A. (1),(2),(3),(4) B. (2),(3),(4),(6) C. (2),(3), (4),(6) D. Tất cả đều sai
Câu 2 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và mantozơ vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư đun nóng nhẹ thu được 62,64 gam Ag. Nếu đem dung dịch A đun với H2SO4 loãng dư sau đó trong hòa dung dịch thu được rồi thực hiện phản ứng tráng gương thu được 92,88 gam Ag. m có giá trị là :
A. 52,2gam B. 74,88 gam C. 72 gam D. 78,48 gam
Câu 3 : Hỗn hợp X gồm este no đơn chức và ancol no đơn chức (cả hai đều mạch hở) có cùng khối lượng mol và có tỉ lệ về số mol là 1:1 . Đốt cháy m gam X thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 3,054m gam. Nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). m có giá trị là :
A. 22,2 gam B. 18,0 gam C.26,4 gam D. 27,6 gam
Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam một amin no đơn chức X mạch hở phải dùng hết 9,072 lít khí O2(đktc). Y là 1 đồng đẳng kế tiếp của X, cho m gam Y tác dụng với HNO2 dư thu được 13,216 lít N2 (đktc).m có giá trị là : A. 34,81 gam B. 26,55 gam C.43,07 gam D. 51,33 gam
Câu 5 : Cho m gam anilin tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,54 gam muối khan. Hiệu suất phản ứng đạt 80%. m có giá trị là
A. 12,50 gam B. 8,928 gam C. 11,16 gam D. 13,95 gam
Câu 6 : (X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dd NaOH thu được một hỗn hợp chất có cùng phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi (Y) qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ (Z) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của (X) là công thức nào sau đây?
A. CH3(CH2)4NO2 B. H2N – CH2COO – CH2 – CH2 – CH3
C. NH2 – CH2 – COO – CH(CH3)2 D. H2N – CH2 – CH2 - COOC2H5
Câu 7 : E là este đơn chức mạch hở X có phần trăm khối lượng oxi là 28,07%. Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit Y và ancol no đơn chức Z trong đó ancol Z có phần trăm khối lượng cacbon là 26,667%. Phần trăm khối lượng cacbon trong axit Y là :
A.40% B. 48,65% C. 50% D. 55,51%
Câu 8 : Cho 1 aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được muối Y trong đó phần trăm khối lượng Clo là 34,63%. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối natri trong đó phần trăm khối lượng Na là :
A. 15,635% B. 13,624% C. 10,454% D. 14,935%
Câu 9 : Một hỗn hợp X gồm glyxin và alanin. Hòa tan X vào nước được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 600ml dung dịch NaOH 1M, để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch cần 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 54,35 gam chất rắn khan. Tỉ lệ số mol glixin : số mol alanin trong X là :
A. 1/2 B. 2/3 C. 5/11 D. 7/13
Câu 10 : Trong các chất cho dưới đây có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng thủy phân : PE, PVC, xenlulozơ, nilon–6, saccarozơ, tinh bột, glucozơ, vinylaxetat, caosu Buna, poli (metyl metacrylat), axit acrylic, chất béo, metyl alanat ?
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 11 : Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Ứng với công thức phân tử C5H13N có 15 đồng phân cấu tạo.
B. Phenyl axetat có thể điều chế bằng phản ứng của anhiđrit axetic với phenol
C. Phân tử chất béo tạo thành từ glixerol và axit stearic có C%=76,85%
D. Aminoaxit có số nhóm –NH2 bằng số nhóm –COOH thì khi đốt cháy luôn luôn thu được
số mol H2O lớn hơn số mol CO2
Câu 12 : Hiđro hóa hoàn toàn m gam glucozơ (xúc tác Ni,t0) sau đó lấy sản phẩm sinh ra đốt cháy thì thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 46,8 gam. Nếu cho m gam glucozơ lên men ancol thì thu được bao nhiêu lít ancol 400, biết rằng ancol etylic có D=0,8g/ml và hiệu suất của phản ứng lên men là 60%? A. 20,7ml B. 5,175ml C. 15,6ml D. 18,4ml
Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn 15,96 gam hỗn hợp X gồm 1 amin no đơn chức mạch hở và 1 este no
đơn chức mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và cùng số mol thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2
trong đó số mol H2O–Số mol CO2=0,18 mol. Công thức phân tử của este là :
A. C2H4O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C3H6O2
Câu 14 : Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CH3NH2+dung dịch Al2(SO4)3 B. H2N–CH2-COOH+HNO2
C. CH2=CH–COO–CH3+dung dịch KMnO4 D. C6H5NH2+NH4Cl
Câu 15 : Hỗn hợp X gồm sacrozơ. mantozơ và tinh bột.trong đó khối lượng mantozơ bằng khối lượng của saccarozơ. Chia hỗn hợp X thành 2 phần không bằng nhau chênh lệch nhau 50,4 gam.
–Phần có khối lượng nhó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng thu được 21,6 gam Ag.
–Phần có khối lượng lớn được tiến hành phản ứng thủy phân sau đó trung hòa và thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 194,4 gam Ag.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng ban đầu của hỗn hợp X là :
A. 302,40 gam B. 252,00 gam C. 126,00 gam D.241,92 gam
Câu 16 : Cho m gam bột Fe vào 400ml dung dịch AgNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được 23m/7 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí (đktc). V có giá trị là :
A. 3,686 B. 5,600 C. 4,107 D. 6,842
Câu 17 : Cho các phản ứng xảy ra :
Fe+2FeCl3 3FeCl2 (1)
3Br2 +6FeCl2 4FeCl3+2FeBr3 (2)
Cl2+2NaCl 2NaBr+Cl2 (3)
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Trong 4 cặp oxi hóa khử Cl2/2Cl–, Br2/2Br–, Fe3+/Fe2+, Fe2+/Fe thì cặp Fe2+/Fe có thế điện cực lớn nhất.
B. Tính oxi hóa : Br2>Fe3+>Fe2+
C. Tính khử : Fe2+>Br–>Cl–
D. Cl2 có thể oxi hóa Br– và Fe3+.
Câu 18 : Hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi và có thế điện cực chuẩn là số âm.
Để oxi hóa m gam X cần 2,688 lít Cl2 (đktc).
Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A và khí H2(đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 14,04 gam chất rắn khan
m có giá trị là : A.2,52 gam B. 3,06 gam C. 4,08 gam C. 1,86 gam
Câu 19 : Một hỗn hợp A gồm một axit no, đơn chức và 1 este no, đơn chức (cả hai đều mạch hở). Lấy m gam hỗn hợp này thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Đốt cháy m gam hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO2. m có giá trị là :
A.14,8 gam B.14,2 gam C. 10,8 gam D.15,6 gam
Câu 20 : Thủy phân hoàn toàn 10 gam một loại chất béo cần 1,2 gam NaOH. Từ 1 tấn chất béo này đem nấu với NaOH thì lượng muối (dùng sản xuất xà phòng) thu được là :
A. 1028kg B. 1038kg C.1048kg D.1058kg
Câu 21 : Đậu xanh chứa khoảng 30% protein, protein chứa khoảng 40% axit glutamic. Muối natri của axit này là mì chính(bột ngọt) NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH (mono natri glutamat).
Số gam mì chính có thể điều chế từ 1 kg đậu xanh là :
A.137,96 gam B.173,96 gam C. 137,69 gam D.138,95 gam
Câu 22 : Hỗn hợp A gồm Fe và ba oxit của nó. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng, có 672 ml NO thoát ra (đktc) và dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D, thu được 50,82 gam một muối khan. Trị số của m là : A. 16,08 gam B. 11,76 gam C. 18,90 gam D. 15,12 gam
Câu 23 : Oxi hóa hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 34,6 gam hỗn hợp oxit B. Để hòa tan vừa hết B cần dùng dung dịch chứa b mol H2SO4 loãng. Giá trị của b là :
A.0,45 mol B.0,9 mol C.1,35 mol D.1,8 mol
Câu 24 : Đốt cháy m gam amin no đơn chức mạch hở cần 17,472 lít O2(đktc) ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol và V lít N2(đktc). V có giá trị là :
A.1,68 lít B.1,12 lít C. 1,344 lít D. 1,792 lít
Câu 25 : Cho các chất sau : phenylamoniclorua, vinylclorua, ancol benzylic, phenylbenzoat, tơ
nilon–6,6, natri phenolat. Có bao nhiêu chất tác dụng với NaOH đun nóng? A.6 B.5 C.4 D.3
Câu 26 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột có trong tế bào thực vật
B. Amilopectin là polime mạch không phân nhánh
C. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là iot.
D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên.
Câu 27 : Đáy tàu thủy làm bằng thép cacbon (Fe + C). Muốn chống lại sự ăn mòn điện hóa, cần gắn thêm khối kim loại nào trong các kim loại sau vào đáy tàu:
A. Zn B. Cu C. Pb D. Ni
Câu 28 : Phản ứng thủy phân este nào là sai trong các phản ứng sau:
A. CH3COO-CH = CH2 + NaOH CH3COONa + CH3CHO
B. CH3COO-C(CH3)= CH2 + NaOH CH3COONa + CH3 – CO – CH3

C.


D. + NaOH CH3COONa + C2H4(OH)2

Câu 29 : Hỗn hợp X nặng 2,64g gồm Cu và 1 kim loại chỉ có hóa trị 2, 2 kim loại này có cùng số mol. X tan hết trong HNO3 sinh ra 0,08 mol hỗn hợp NO2 + NO có = 42đvC. Kim loại chưa biết là:
A. Ca B. Mg C. Ba D. Zn
Câu 30 : Cho m gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí SO2 và NO2 có tỉ khối so với CH4 là 3,25. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 27,9 gam muối khan. Nếu hoà tan m gam trong dung dịch HNO3 loãng dư chỉ sinh ra sản phẩm khử là NO duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 27,1g B. 34,12g C. 30,7g D. 32,3g
Câu 31 : Mô tả hiện tượng nào sau đây không chính xác?
A.Nhỏ vài giọt axit nitric vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủama2u vàng xuất hiện.
B. Trộn lẫn lòng trắng trứng dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng.
C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách khỏi dung dịch.
D. Đốt cháy 1 mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.
Câu 32 : Polime X là sản phẩm đồng trùng hợp giữa 2 loại monome A và B với tỉ lệ mol 1:1 có cấu trúc đều hoà. A là một hiđrocacbon mạch hở có khối lượng riêng ở đktc là 2,4107g/l và B là 1 dẫn xuất chứa oxi đơn chức có phần trăm khối lượng oxi là 37,2093%. Trong X phần trăm khối lượng hiđro là :
A.8,571% B.9,645% C.6,849% D. 10,456%
Câu 33 : A là một chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của axit glutamic. Đốt 1,33 gam A bằng oxi thu được 112 cm3 N2(đktc). Công thức của A là :
A. HOOC–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH B. HOOC–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
C. HOOC–CH2–CH(NH2)–COOH D. HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
Câu 34 : Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl no mạch hở đồng đẳng kế tiếp . Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch HCl 2M (có dư) được dung dịch B.Để phản ứng hết với các chất có trong dung dịch B phải dùng 250ml dung dịch NaOH 2,8M. Mặt khác đốt cháy m gam hỗn hợp A rồi cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng lượng dư dung dịch xút, khối lượng bình tăng 52,3 gam. Cho biết N trong aminoaxit khi cháy tạo ra N2. Công thức hai chất trong hỗn hợp là :
A. H2N–CH2–COOH; H2N–CH2–CH2–COOH B. H2N–C2H4–COOH; H2N–C3H6–COOH
C. H2N–C3H6–COOH; H2N–C4H8–COOH D. H2N–C4H8–COOH; H2N–C5H10–COOH
Câu 35 : Chất béo để lâu dễ bị ôi thiu, cho mùi khó chịu là do nguyên nhân nào?
A. Chất béo để lâu nó bị thuỷ phân tạo ra axit béo tự do. Điều này làm tăng chỉ số axit của chất béo và làm cho chất béo có mùi khó chịu.
B. Do để lâu, các liên kết đôi trong chất béo trùng hợp với nhau tạo polime có mùi khó chịu.
C.Do các liên kết đôi C=C dễ bị oxi hoá tạo các peoxit, chất này bị phân huỷ tạo thành anđehit có mùi khó chịu.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 36 : Có sơ đồ biến hoá sau :

Chất Y có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Phân tử khối của X là : A. 60 B. 74 C.88 D. 86
Câu 37 : Thuỷ phân hoàn toàn 166,8 gam một chất béo thu được 18,4 gam glixerol và hai axit béo. Hai axit béo đó là :
A. axit stearic và axit oleic B. axit oleic và axit linoleic
C. axit panmitic và axit stearic D. C13H27COOH và C15H31COOH
Câu 38 : PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ biến hoá kèm theo hiệu suất của từng quá trình như sau :

Thể tích (m3, đktc) khí thiên nhiên (metan chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên) cần để sản xuất 1,5 tấn PVC trên là :
A. 5612 B. 6314 C.7128 D.7354
Câu 39 : Hoà tan hết 6,16 gam Fe vào 300ml dung dịch AgNO3 x mol/l. Sau khí phản ứng xong, thu được hai muối sắt có khối lượng là 24,76 gam. x có giá trị là :
A. 0,1 B. 0,5 C. 1,5 D. 1,0
Câu 40 : Để hoà tan m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ về số mol là 1:1 cần tối thiểu 800 ml dung dịch HNO3 1M (loãng) (biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO) và dung dịch X. m có giá trị là :A. 18 gam B. 14,4 gam 16,8 gam D.9,6 gam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang   Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết